Dụng cụ nâng cổ tử cung ngừa sinh non, dùng cho con so, song thai, cổ tử cung hở hình V/U.
Tên sản phẩm: Cerclage Pessary Type ASQ 65/25/35
Mã số sản phẩm: Dr. Arabin ASQ 65/25/35
Đóng gói: 1 cái/ gói
Nhà sản xuất: Dr. Arabin GmbH & Co. KG (Đức)
———————————–
Dụng cụ nâng cổ tử cung (cervical pessary) cũng được chứng minh là có hiệu quả dự phòng sinh non trong đơn thai. Dụng cụ nâng cổ tử cung thường có hình vòng nhẫn, trong đó phổ biến nhất là vòng Arabin, cho nên còn được gọi là vòng nâng CTC hay vòng Arabin.
Tổng quan Cochrane mới nhất năm 2013 được thực hiện về hiệu quả dự phòng sinh non trên đơn thai của dụng cụ nâng cổ tử cung. Tổng quan này được thực hiện trên một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng gồm 385 phụ nữ có cổ tử cung ngắn ≤ 25 mm từ 18 đến 22 tuần thai. Nhóm sử dụng dụng cụ nâng CTC (192 phụ nữ) có tần suất sinh non dưới 37 tuần thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sử dụng (22% so với 59%; RR 0,36; 95% CI 0,27 – 0,49). Tỉ lệ sinh non tự phát trước 34 tuần cũng giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm đặt dụng cụ nâng CTC (6% so với 27%; RR 0,24; 95% CI 0,13 – 0,43). Tuổi thai trung bình lúc sinh là 37,7 ± 2 tuần trong nhóm đặt dụng cụ và 34,9 ± 4 tuần trong nhóm không đặt. Những phụ nữ trong nhóm sử dụng dụng cụ nâng CTC cũng sử dụng ít thuốc giảm gò tử cung hơn (RR 0,63; 95% CI 0,5 – 0,81) và ít corticosteroid hơn (RR 0,66; 95% CI 0,54 – 0,81) so với nhóm chứng.
Vòng nâng có dạng 2 chiếc nhẫn là loại dụng cụ nâng cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay, còn gọi là vòng Arabin. Hiệu quả của vòng này trên song thai được đánh giá trong một nghiên cứu đoàn hệ của Arabin và cộng sự năm 2003. Nghiên cứu này cho thấy những phụ nữ song thai được đặt vòng Arabin (n = 23) có tuổi thai trung bình lúc sinh là 35+6 (33 – 37 +4), so với nhóm chứng là 33+2 (24+4 – 37+2) (n = 23) (p=0,02). Trong số 23 phụ nữ được đặt vòng nâng, không có phụ nữ nào sinh trước 32 tuần tuổi thai, so với 7 phụ nữ trong nhóm chứng (P < 0,001, RR 0,12, 95% CI 0,02 – 0,88). Dựa trên kết quả nghiên cứu này, vòng nâng Arabin được sử dụng rất rộng rãi ở Hà Lan và Đức cho đến nay.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm (PECEP-Twins) của Goya và cộng sự (2014) cũng cho thấy hiệu quả của vòng nâng trên song thai. Nghiên cứu gồm 137 thai phụ có cổ tử cung dưới 25 mm được phân bố ngẫu nhiên thành 2 nhóm: đặt vòng nâng và nhóm không can thiệp gì. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh non trước 34 tuần thấp hơn có ý nghĩa trong nhóm đặt vòng nâng so với nhóm không đặt (11/68 (16,2%) so với 17/66 (25,7%); p = 0,0001. Không có sự khác biệt về tử suất và bệnh suất chu sinh. Cũng không có tác dụng bất lợi nghiêm trọng nào liên quan đến việc sử dụng vòng nâng được báo cáo.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mở (ProTWIN, Sophie và cộng sự, 2013) được thực hiện tại 40 trung tâm của Hà Lan từ năm 2009 đến 2012 trên 813 phụ nữ song thai đặt vòng Arabin và không can thiệp. Nghiên cứu này cho thấy vòng Arabin không có tác dụng trên đối tượng bệnh nhân không chọn lọc. Tuy nhiên, khi phân tích phân nhóm có chiều dài cổ tử cung < 38 mm, vòng Arabin có hiệu quả hơn trong nhóm đặt vòng và nhóm chứng về kết cục trẻ sơ sinh (p = 0,0106), trung vị tuổi thai lúc sinh lớn hơn (p = 0,0437) và tỉ lệ sinh non trước 28 (p = 0,0158) và 32 tuần (p = 0,0476), nhưng không cải thiện tỉ lệ sinh non trước 37 tuần (p = 0,5739). Như vậy, việc sử dụng vòng nâng trên nhóm song thai để phòng ngừa sinh non có thể có hiệu quả, nhưng cần nghiên cứu thêm để chọn lọc đối tượng phù hợp.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dụng cụ nâng cổ tử cung ngừa sinh non (Dr. Arabin ASQ 65/25/35)”